Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Quy trình sản xuất cà phê sạch

Tiêu chuẩn cà phê nguyên chất sạch được là được sản xuất sạch, không tác động xấu tới môi trường sinh thái, sản phẩm không nhiễm dư lượng hóa chất, độc tố nấm mốc và an toàn cho người trồng cà phê.


Tình cây và đất

Muốn sản xuất cà phê sạch thì người trồng cà phê bớt (hoặc không) sử dụng phân hóa học, thay vào đó là phân hữu cơ (phân xanh, phân rác ủ, phân hữu cơ vi sinh…) hạn chế (hoặc không) sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, tưới nước vừa phải, tiết kiệm nguồn nước và không ảnh hưởng đến đất trồng, thay vào đó là các biện pháp thủ công nhằm đề phòng và diệt trừ sâu bệnh.

Ở Việt Nam, việc canh tác cà phê sạch, cà phê sinh thái nằm trong chiến lược của quốc gia mà các doanh nghiệp sản xuất cà phê đang nỗ lực hướng đến. Thực tế, cà phê của Việt Nam được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Dak Lak, Lâm Đồng, Dak Nông, Gia Lai, những địa phương đồi núi khó khăn trong nguồn nước tưới. Chính vì vậy quy trình sản xuất cà phê sạch phải được trau chuốt đồng bộ từ đất đến cây.

Có một vấn đề mà nông dân trồng cà phê luôn đau đầu . Đó là nạn ve sầu hại cà phê, gây vàng lá, héo rũ cà phê. Nhiều nhà khoa học cho rằng: dịch ve sầu hại cà phê thực chất bắt nguồn từ việc nông dân dùng quá nhiều phân hóa học, dùng thuốc bảo vệ thực vật quá liều làm nền đất thiếu chất hữu cơ, côn trùng có lợi bị tiêu diệt. Do vậy nên ve sầu dễ lây lan thành dịch mà có niên vụ cà phê, người ta ước tính thiệt hại do ve sầu làm giảm năng suất cà phê tới gần 50.000 héc ta với thiệt hại hàng trăm triệu đô la Mỹ.

Khắc phục tình trạng trên chính là cái tâm của người trồng cây, việc áp dụng công nghệ mới trong quá trình canh tác nuôi dưỡng cây càphê một cách khoa học.

Quy trình xử lý "sạch"

Việc hình thành một quy trình sản xuất cà phê sạch với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đặt lên hàng đầu.

Khu vực xử lý cà phê của nhà máy gồm các công đoạn từ rửa, tách, ủ men, làm sạch nhớt, phơi, sấy, tách vỏ, tách màu. Để đạt được cà phê chất lượng sạch như mong muốn, hệ thống dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ từ chế biến ướt, sân phơi có lưới để tránh côn trùng, máy sấy, máy tách màu, kho chưa lót tấm cách nhiệt…Quy trình này được áp dụng khoa học công nghệ hiện đại cao nhất để làm thành những sản phẩm cà phê “sạch” mang hương vị thiên nhiên tinh khiết.

Quy trình sản xuất cà phê mang đến những ly cà phê sạch

Cà phê sạch, tức cà phê chế biến nguyên chất và rang xay cà phê không tẩm một chất tạo mùi. Tiên phong trong ly cà phê nguyên chất. Nguyên liệu được chọn lựa từ những hạt cà phê chất lượng tốt nhất của Buôn Mê Thuột và Daklak, được rang ở nhiệt độ thích hợp rồi nghiền thành bột nhuyễn. Bằng công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, tinh dầu cà phê được chiết xuất ở nhiệt độ cao từ 15 đến 20 phút rồi làm lạnh ở nhiệt độ 5 độ C để tạo ra tinh dầu lỏng chất lượng cao. Tinh dầu lỏng tiếp tục được sấy khô rồi kết tinh thành bột cà phê thơm và mịn.

Bên cạnh đó là dòng cà phê rang xay, những hạt cà phê chất lượng được đưa vào hệ thống máy rang hiện đại với chế độ điều chỉnh nhiệt độ & thời gian rang tự động cho ra những hạt cà phê đạt được đúng độ chín với màu nâu đặc trưng. Máy xay công nghiệp cắt hạt cà phê thành những mảnh nhỏ đều về kích thước để lưu giữ được hương vị cà phê nguyên chất.

Cà phê rang xay 100% nguyên chất mang đến cho bạn hương cà phê thuần khiết và vị cà phê đậm đà mà không phải lo lắng đến các chất phụ gia thực phẩm và chất độn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thưởng thức cà phê nguyên chất bạn luôn có cảm giác hương vị đọng lại trên môi, trên lưỡi ngon ngọt suốt cả ngày.

Nếm cà phê:

Hạt cà phê có đến hơn 800 đặc điểm mùi vị khác nhau:

Mùi thơm: Mùi thơm quyến rũ của cà phê hạt khi xay.

Độ dịu, êm: Cà phê nguyên chất dịu, thấm, không gắt, vị hơi chua.

Độ đậm: Cảm nhận hương vị cà phê trong miệng.

Chúng tôi đặc biệt có chính sách bán sỉ cà phê nguyên chất Đắc Lắc hấp dẫn cho các cửa hàng, quán cà phê, đại lý, cơ sở phân phối lấy định kỳ đơn hàng số lượng lớn. Gọi hoặc Inbox 0986573 202 ngay nhé!

Rang xay cà phê nguyên chất

Rang xay cà phê nguyên chất Đắk Lắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến hương vị cũng như chất lượng của hạt cà phê. Tùy thuộc vào khả năng hay cảm nhận và kinh nghiệm của từng người rang, mà cà phê sẽ có mùi và hương vị khác nhau ( đặc biệt không dùng thêm phụ liệu, chỉ rang đơn thuần ). Giai đoạn rang cà phê từ nhiệt độ...
I. Giới thiệu
    Rang xay cà phê nguyên chất là một trong những yếu tố quan trọng nhất đến hương vị cũng như chất lượng của hạt cà phê. Tùy thuộc vào khả năng, cảm nhận và kinh nghiệm của từng người rang, mà cà phê sẽ có mùi và hương vị khác nhau ( đặc biệt không cho thêm bất cứ phụ liệu mà chỉ rang đơn thuần ).
    Giai đoạn rang cà phê từ nhiệt độ 180 đến 250 độ trong khoảng thời gian 18 đến 25 phút (nhưng hiện nay, rang cà phê sử dụng máy móc thì thời gian chỉ còn khoảng 8 phút, rút ngắn thời gian rất nhiều). Sau khi rang hạt cà phê nở ra khoảng 40 đến 60% nhưng bù lại hạt cà phê mất 14 đến 23% trọng lượng. Trong quá trình rang, có rất nhiều phản ứng sinh học diễn ra, và kết quả là một loạt chất được hình thành như: dầu cà phê, hương cà phê, chất béo không no... và một loại tinh bột được biến đổi thành đường và Caramel để tạo thành màu cà phê đặc trưng. Để giữ được mùi hương của cà phê, sau khi rang xong, cần phải làm nguội thật nhanh.
    Mỗi loại hạt cà phê nguyên chất có một hương vị đặc sắc riêng, nó được hình thành từ các loại giống khác nhau và trên mỗi loại đất khí hậu khác nhau. Cho nên Người thợ rang phải biết nghe hạt cà phê nổ, ngửi được mùi cà phê được hình thành và phải xác định được đúng màu cần thiết khi rang. Do vậy người kỹ thuật cần phải biết điều chỉnh thời gian rang, nhiệt lượng cung cấp vừa đủ trong quá trình rang cho phù hợp với những loại cà phê và sản phẩm cần sử dụng.


II. Quá trình rang xay cà phê nguyên chất
1. Rang ở nhiệt độ 100 độ C
    Trong giai đoạn đầu này, chúng ta làm nóng dần hạt cà phê lên, nhằm làm bay hơi nước trong hạt cà phê, và hạt cà phê sẽ teo nhỏ lại (tuy có ít thay đổi về hình dáng, vì hạt cà phê được phơi khô và độ ẩm khoảng 14-16 độ). Giai đoạn này rất quan trọng, phải biết cách rang sao cho dòng khí nóng đối lưu nhiệt được tối đa, có nghĩa là các hạt cà phê phải đầy đủ nhiệt, không được hạt ít hạt nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình rang và chất lượng hương vị của cà phê sau này.
2. Giai đoạn tăng nhiệt độ 150 độ C – hạt cà phê chuyển sang màu vàng nhạt.
Trong giai đoạn này, quá trình hấp thu nhiệt và bốc hơi nước trong hạt cà phê vẫn diễn ra, và có sự thay đổi về thể tích hạt. Và giai đoạn này, mùi thơm đặc trưng của hạt cà phê bắt đầu với mùi thơm nồng của rơm khô và cỏ tươi hòa quyện vào nhau, rất là đặc trưng và kích thích khướu giác người dung. Và đây là giai đoạn chuẩn bị cho hạt cà phê nổ lần đầu tiên.
3. Giai đoạn nhiệt độ 180 độ C – hạt cà phê chuyển qua màu vàng đậm.
    Giai đoạn này hình dáng của hạt cà phê bắt đầu thay đổi, hạt chuyển sang màu vàng đậm và thể tích tăng lên 20 đến 30%. Bề mặt của hạt cà phê bắt đầu hiện lên những đường gân và có mùi hương như mùi của gỗ cháy, mùi hôi đất như lần đầu tiên mưa xuống sau những ngày nắng nóng ( cơn mưa đầu mùa ) và một chút hương vị của mùi khoai lang nướng, rất là quyến rủ, say mê lòng người.
4. Giai đoạn nhiệt độ 200 độ C – hạt cà phê chuyển sang màu nâu nhạt
    Giai đoạn này, thể tích của hạt cà phê tăng lên đáng kể, và gần như muốn nổ tung ra. Mùi thơm chuyển qua mùi ngọt ngào như mùi mật ong, quyến rủ như dòng sữa và chocolate, pha chút hương vị của lúa chin ( mạch nha ). Tuy nhiên, giai đoạn này quá trình hóa học vẫn chưa hoàn tất, các phân tử và cấu trúc sợi của hạt cà phê vẫn chưa thể tách rời. Hạt cà phê trong giai đoạn này, đem xay thành bột để uống thì hương vị vẫn chưa tinh tế, có mùi nồng nồng hạt trái cây chưa chin hẳn.
5. Giai đoạn trên 200 độ C ( khoảng 210 độ C ) – hạt cà phê chuyển sang màu nâu.
    Giai đoạn này đúng là sự thăng hoa của hạt cà phê, những tiếng nổ được phát ra như những bản giao hưởng vĩ đại, như tiếng pháo hoa của đêm giao thừa, làm sao xuyến lòng người. Đây cũng là giai đoạn mà các phản ứng hóa học đạt đến sự tinh luyện, qua nhiệt độ cao, bắt đầu đốt cháy các tinh thể đường trong hạt cà phê tạo ra màu nâu Caramen, mùi của mạch nha ngày càng quyến rủ. Quá trình tạo nên mùi thơm hơn và màu sắc đậm hơn được gọi là phản ứng Maillard.
6. Giai đoạn nhiệt độ 215 độ C – hạt cà phê ngưng nổ
    Giai đoạn nổ đầu tiên là một phản ứng tỏa nhiệt. Sau 1 thời gian hấp thu nhiệt thì qua việc nở lớn đột ngột về thể tích, tăng lên đến khoảng 150%, trọng lượng giảm từ 10- 17 % và tạo ra hàng loạt tiếng nổ giòn tan rộn rã, nhiệt lượng bên trong hạt thoát ra nhanh chóng.
    Kế đó, ngay lập tức hạt cà phê lại bắt đầu giai đoạn thu nhiệt. Do đó trong quá trình rang, sau lần nổ thứ nhất, sẽ cần có thêm 1 giai đoạn ngắn để hạt cà phê thu thêm nhiệt lượng nhằm tiếp tục được nung nóng và được biến đổi.
    Vì thế, trong quá trình rang, tiếng nổ reo vui lần thứ nhất bỗng nhiên giảm xuống rồi ngưng lại. Lúc nầy phản ứng caramen xảy ra nhanh chóng. các phản ứng hóa học làm phát sinh mùi vị thơm ngon của cà phê cũng xảy ra, khói bốc lên khá nhiều. Về hình thức hạt cà phê sau khi nở rộng kích thước thì hơi thu lại và xuất hiện các vết nhăn, nứt phía bên mặt dưới của hạt.
7. Giai đoạn nhiệt độ 220 độ C – hạt cà phê ngưng tiếng nổ lần một
Giai đoạn này, khói của hạt cà phê bắt đầu bốc nhiều hơn vì để thoát lượng khí Carbon Dioxide. Trọng lượng hạt càng ngày càng giảm xuống và bốc ra mùi hương của bánh nướng, mùi các loại hạt rang đặc trăng.
8. Giai đoạn 225 đến 235 độ C – Giai đoạn nổ lần hai
    Giai đoạn này, hạt cà phê bắt đầu tiết ra nhiều chất dầu, bao quanh hạt cà phê, làm cho hạt cà phê sáng bóng hơn và như đang tẩm ướt gia vị cho một món ăn ngon nào đó. Mùi thơm càng ngày càng tinh tế và đậm chất hơn.
Và tiếng nổ lần hai bắt đầu như bản giao hưởng 02, đó là quá trình cấu trúc Cellose bị bẻ gảy trong hạt cà phê. Do tính chất cầu trúc của từng loại cà phê khác nhau cho nên tiếng nổ với âm thanh, tần suất, cường độ và âm vực khác nhau. Ví như những âm hưởng của chiếc đàn guitar với nhưng gam màu khác nhau, tạo nên một bản tình ca làm say đắm lòng người.
    Tiếng nổ lần này không có rộn vang và dồn dập như lần đầu, tiếng nổ dòn và nhanh hơn, cũng như là giai đoạn điệp khúc của bản nhạc. Vì thế giai đoạn này việc quan sát, lắng nghe, phân biệt và nhận định được tiếng nổ, mùi hương và màu sắc của khói sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của mẻ rang. Đây cũng là giai đoạn cần có sự tinh tế và kinh nghiệm của người rang trong nhiều năm nghề.
    Tuy nhiên, hiện nay có những loại máy rang tự động và bán tự động với sự lập trình sẳn thời gian say và quá trình tối ưu của người rang. Theo kinh nghiệm của người rang cũng như sự thưởng thức của người uống cà phê thì giữa rang máy và rang thủ công, thì họ cảm thấy rang thủ công vẫn chiếm ưu thế hơn, ngon hơn và hương vị đậm đà hơn. Hầu như máy móc đã dần thay đổi công sức của người rang.
9. Giai đoạn 240 độ C – hạt cà phê ngưng nổ lần hai
    Lúc này hạt cà phê đã chuyển sang màu nâu đậm, thể tích đạt đến tối đa, tùy vào mỗi loại mà hạt cà phê có thể tích khác nhau. Đối với cà phê Moka thì thể tích chiếm ưu thế hơn các loại cà phê khác, nó có thể đạt đến kích thước gấp đôi so với bình thường, nhưng đổi lại trọng lượng giảm đến 20 – 30 % và mùi thơm đạt đến sự tinh tế nhất của hạt cà phê.
     Theo như kinh nghiệm của những người rang, thì giai đoạn này hạt cà phê đã kết thúc các phản ứng hóa học, quá trình trao đổi chất đã hoàn thành, tạo nên một sản phẩm tuyệt vời với hương vị đậm đà bản sắc, có thể chiếm được trái tim của người sử dụng. Thật là tuyệt vời.
     Kết thúc cho giai đoạn thăng hoa này, hạt cà phê nhanh chống được làm nguội, tránh cho việc bay mất hương thơm quyến rủ và đậm đà vốn có của cà phê. Người thợ Việt sẽ còn biết cách pha chế, phối trộn các loại rượu thơm ngon khác nhau để tẩm vào hạt cà phê còn nóng vào lúc nầy, vì hiểu rằng dưới tác dụng nhiệt, các phân tử rượu sẽ nhanh chóng len lỏi vào cấu trúc phân tử của cà phê tạo thêm 1 phản ứng phụ sau rang, vừa làm giảm nhiệt nhanh chóng, và cung cấp thêm độ ẩm cho hạt cà phê (độ ẩm bảo quản (< 13 %) vì khi rang độ ẩm chỉ còn 0,5 %), vừa tạo ra phản ứng ester hóa có mùi thơm. cho ra sản phẩm độc đáo.


     Tuy nhiên phải ướp rượu (đôi khi có bơ hay caramen) làm sao để cà phê thêm phần hấp dẫn, ngất ngây mà không đánh mất hương vị nguyên thủy tuyệt vời của chính hạt cà phê rang là cả một bí quyết tinh tế. Ai ơi, uống cà phê, nhớ hãy uống với cả tâm hồn nhé! Lúc ấy, sẽ bạn có 1 cảm nhận khác hơn về cuộc sống.

Chúng tôi đặc biệt có chính sách bán sỉ cà phê nguyên chất Đắc Lắc hấp dẫn cho các cửa hàng, quán cà phê, đại lý, cơ sở phân phối lấy định kỳ đơn hàng số lượng lớn. Gọi hoặc Inbox 0986573 202 ngay nhé!

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Quy trình sản xuất cà phê rang xay nguyên chất

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến mọi người quy trình sản xuất, rang xay cafe nguyên chất Đắk Lắk

Bước 1: Nguyên liệu:
Nguyên liệu để sản xuất cà phê là cà phê nhân ARABICA, ROBUSTA đã được phơi khô độ ẩm 13 đến 15%.
Bước 2: Phân loại:
Cà phê nhân xô trong quá trình xay bóc vỏ, phơi, sấy khô sẽ bị vỡ, hạt đen do đó cần phải nhặt bỏ hạt đen và vỡ, phân loại theo kích thước để quá trình rang được dễ dàng và đều hơn. Thông thường dùng hệ thống  sàng 5 lưới để phân loại.
Bước 3; Xử lý nguyên liệu:
Trong quá trình bảo quản, cà phê nhân hấp thụ nhiều mùi vị lạ, đặc biệt là mùi mốc, do đó cần phải xử lý nguyên liệu. Các phương pháp xử lý nguyên liệu như sau:
– Xử lý bằng nước: chỉ áp dụng đối với những loại cà phê nguyên liệu có chất lượng cao (trong thời gian bảo quản không có mốc). Tiến hành ngâm nguyên liệu trong nước 5 phút, nước sẽ ngấm vào hạt cà phê và hòa tan các mùi vị lạ, sau đó vớt ra để ráo, sấy khô.
– Xử lý bằng dung môi hữu cơ: sử dụng cho những loại nguyên liệu kém chất lượng hơn. Dung môi thường dùng là rượu etilic 20 %V, thời gian xử lý 5 ÷ 10 phút, sau đó vớt ra để ráo, sấy khô.
Bước 4:  Rang:
Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì hương thơm tạo thành trong quá trình này. Nhiệt độ rang thường khống chế trong khoảng 200 – 2400C. Quá trình này gồm ba giai đoạn:
– Ở nhiệt độ < 500C  ta thấy bốc ra nhiều khói trắng, chủ yếu là hơi nước thể tích hạt không biến đổi. Cuối giai đoạn này ta thấy ngừng sinh khí (khói trắng), đây là dấu hiệu chuyển sang giai đoạn sau.
– Khi nhiệt độ tăng lên 1500C thì trong hạt xảy ra quá trình tích khí nên thể tích của hạt tăng lên đột ngột, lúc này ta nghe thấy những tiếng nổ nhẹ, hạt chuyển sang màu nâu. Trong giai đoạn này ta thấy khí màu trắng đục thoát ra.
– Khi nhiệt độ lên 2200C, giữ ở nhiệt độ  này trong vòng 10 – 15 phút, lúc này thể tích hạt không biến đổi nữa, sự sinh khí rất yếu ớt hoặc ngừng hẳn, hạt chuyển sang màu nâu đậm.
Hạt cà phê rang đạt yêu cầu có mặt ngoài nâu đậm, bên trong có màu cánh gián, mùi thơm nồng, vị đắng dịu.
Bước 5: Làm nguội, tẩm:
Quá trình để làm nguội cà phê được thực hiện trong thiết bị làm nguội kiểu đứng, dùng quạt gió để làm nguội. Để tăng chất lượng sản phẩm, cho chất béo (bơ thực vật) vào giai đoạn đầu của quá trình làm nguội, chất béo sẽ giữ lại các chất thơm trên bề mặt của hạt. Sau đó phun nước muối đã hòa tan dưới rạng hạt sương cho thấm đều.
Bước 6: Xay:
Sau khi làm nguội hoàn toàn, cà phê rang được chuyển tới bồn ủ  từ 15 đến 20 ngày sau mới được xay. Nguyên hạt được chuyển tới máy xay nhỏ, bột cà phê xay phải lọt sàng 1,6 mm (90 %). Bột cà phê xay có kích thước lớn hơn 1,6 mm được đem đi xay lại để đảm bảo yêu cầu trên.
Bước 7: Đóng gói:
Cà phê rang xay rất dễ bị mất hương thơm, hấp thụ mùi lạ và dễ bị oxy hóa nên cần phải bao gói thật cẩn thận. Dùng các loại bao bì như màng BOPP, MMCP đạt yêu cầu quy định đối với bao bì chứa đựng thực phẩm để tiến hành bao gói.
Cà phê rang xay thành phẩm (đã bao gói) được đóng vào thùng carton với trọng lượng 20kg/thùng để bảo quản.
Bước 8: Bảo quản:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Chúng tôi đặc biệt có chính sách bán sỉ cà phê nguyên chất Đắc Lắc hấp dẫn cho các cửa hàng, quán cà phê, đại lý, cơ sở phân phối lấy định kỳ đơn hàng số lượng lớn. Gọi hoặc Inbox 0986573 202 ngay nhé!